Nói về ngành vật liệu, nhất là thép không gỉ, chúng ta thường nghe đến inox 201, inox 304, inox 430. Vậy chúng có gì khác nhau?
Inox 201 là gì?
Thực chất, đây là một loại inox được sản xuất nhằm giải quyết tình trạng tăng giá của nguyên liệu niken – nguyên tố chính cấu thành & quyết định những tính chất đặc thù của thép không gỉ. Mặc dù vậy, do sở hữu mức giá khá thấp nhưng chất lượng vẫn được ổn định là lý do giúp loại inox này hấp dẫn người tiêu dùng & chiếm được nhiều thị trường trong ngành vật liệu hiện nay.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA INOX 201 VÀ INOX THƯỜNG
Dưới đây là một số tính chất giúp phân biệt giữa thép không gỉ 201 & các loại inox thường khác, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp quý khách lựa chọn được loại inox phù hợp với nhu cầu sử dụng của chính mình:
1. Giá inox 201
Được làm từ nguyên liệu thô nhiều hơn & dùng Mangan thay thế cho niken nên giá thành thép không gỉ 201 thấp hơn nhiều so với các loại inox 304 hay 403. Cũng chính vì vậy mà loại inox này là lựa chọn tuyệt vời để sản xuất những mặt hàng phổ biến như dụng cụ nhà bếp, hàng tiêu dùng,…
Về thành phần, trong inox chứa hơn 11% chrom giúp chống ăn mòn tốt & cho khả năng định hình tuyệt vời.
Ví dụ: Bảng giá tấm inox vàng gương 8K/PVC tại Inox màu Sài Gòn,
Với mọi kích thước, tấm inox 201 luôn có giá thấp hơn hẳn inox 304. Lưu ý: giá cả thay đổi theo thị trường
2. Nhiệt độ làm việc
Thép không gỉ 201 cho phép sử dụng tất cả các kỹ thuật hàn thông thường & có thể làm việc tại nhiệt độ 1.149-1.232 ° C (2100-2250 ° F).
Bên cạnh đó, inox 430 có thể chống oxy tốt – lên đến 870°C (1598°F) trong trường hợp sử dụng liên tục bị đứt đoạn & lên đến 815°C (1499°F) khi sử dụng liên tục. Tuy nhiên, loại inox này sẽ trở nên giòn hơn khi dùng ở nhiệt độ phòng, nhất là khi bị nung nóng trong một thời gian dài ở nhiệt độ từ 400 - 600°C (752-1112°F).
Do có cùng tính chất, inox 304 cũng cho khả năng chống oxy hóa tốt, chịu được nhiệt độ làm việc liên tục lên đến 925°C, cho độ bền cao nên thường sử dụng trong xây dựng – những nơi đòi hỏi cấu trúc & á suất chứa tầm nhiệt > 500°C & lên đến 800°C
Lưu ý: Đối với inox 304H, loại vật liệu này khá nhạy cảm với nhiệt độ từ 425 - 860°C, tuy không phải là vấn đề gì quá lớn trong các ứng dụng nhiệt độ cao nhưng nó phần nào ảnh hưởng đến khả năng chống ăn mòn của inox.
3. Khả năng chống ăn mòn
Như so sánh thành phần hóa học của các loại inox ở trên, có thể thấy rằng hàm lượng chrom của inox 201 thấp hơn 304 tầm 2%, chính vì vậy khả năng tạo lớp màn “bảo vệ” của loại inox này sẽ bị hạn chế hơn so với inox 304. Trong một thí nghiệm về tính chất này, người ta phun nước muối nhiều giờ vào cả 2 loại inox kể trên thì khả năng chống rỗ bề mặt của thép không gỉ 201 (chỉ chứa khoảng 4% Niken) vẫn kém hơn đàn anh inox 304. Đây cũng là lý do người ta không chọn loại inox này sử dụng trong ngành hàng hải.
Ngược lại, dòng inox 430 lại sở hữu độ chống ăn mòn thuộc vào hàng xuất sắc (trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ). Độ chống rõ bề mặt hay chống mòn rãnh của loại inox này khá giống với inox 304. Bên cạnh đó, inox 430F không có lưu huỳnh (gia công máy) sẽ chống mòn kém hơn loại không qua gia công máy.
Ứng dụng thực tế của các dòng inox
Với những đặc tính kể trên thì dòng inox 201 phù hợp sản xuất các sản phẩm dân dụng, phổ biển nhất là dụng cụ nhà bếp (nồi, xoong, chảo, khay đựng thức ăn,…), các sản phẩm inox trang trí nội – ngoại thất,… Ngoài ra, loại inox này còn được tận dụng cho thành phần cấu trúc, tường, lợp mái cho xe ô tô, ngành đường sắt hay cho xe kéo,…
Tin tuyệt vời là inox 304 có thể ứng dụng rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực do đứng đầu trong mọi tính chất vật lý từ khả năng chống ăn mòn cho đến nhiệt độ làm việc, hàn,… Do đó, loại inox này thường được sử dụng nhiều trong ngành kiến trúc, chế biến thực phẩm (do rất dễ để vệ sinh các sản phẩm làm bằng inox 304), ứng dụng nhiều trong ngành dệt nhuộm,…
Bên cạnh đó, inox 403 được dùng để chế tạo các sản phẩm chuyên chịu nhiệt như buồng lửa, dụng cụ nấu ăn, thiết bị gia dụng, linh kiện điện tử, sản xuất máng & ống xối, tấm lợp ngoài trời hay vách,… & một số sản phẩm trang trí nội – ngoại thất dùng trong thiết kế.
Với những ưu khuyết điểm riêng, inox 201, inox 304 hay inox 403 đã được phân loại & lựa chọn để ứng dụng trong rất nhiều ngành khác nhau, góp phần không nhỏ trong đời sống con người.
Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng quý khách sẽ chọn lựa được loại sản phẩm cần thiết dựa trên đặc tính của từng loại inox & ứng dụng phù hợp với chúng.